Tháng 6/2019, Liên minh Châu Âu (EU) ban hành Chỉ thị Bán hàng hóa 2019/771. Chỉ thị này nhằm tạo sự hài hòa trên khắp Liên minh Châu Âu về một số khía cạnh nhất định của hợp đồng bán hàng, gồm sự tuân thủ hợp đồng bán hàng, các biện pháp trong trường hợp không tuân thủ (và cách thực hiện các biện pháp này), và các bảo hành thương mại. Các quy định các Quốc gia Thành viên EU đã áp dụng để tuân thủ Chỉ thị Bán hàng hóa sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Người bán phải tuân thủ các nghĩa vụ của họ trong Chỉ thị Bán hàng hóa này.
Phạm vi của chỉ thị này là gì?
Căn cứ vào Mục 3 Chỉ thị của Liên minh Châu Âu (EU) 2019/771, chỉ thị này áp dụng cho các hợp đồng giữa người tiêu dùng và người bán đối với:
- Bán các mặt hàng là động sản hữu hình (hàng hóa).
- Cung cấp hàng hóa sẽ được chế tạo hoặc sản xuất.
- Bán bất kỳ hàng hóa nào kết hợp hoặc liên kết với nội dung số hoặc dịch vụ số (như TV thông minh, tủ lạnh thông minh hoặc đồng hồ thông minh).
Các yêu cầu chủ quan về Tuân thủ
Căn cứ Mục 6 Chỉ thị của Liên minh Châu Âu (EU) 2019/771, hàng hóa phải:
- Khớp đúng về mô tả, loại, số lượng, chất lượng, chức năng, sự tương thích, khả năng hoạt động, khả năng phối hợp và bất kỳ tính năng nào khác được quy định trong hợp đồn này.
- Phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào của người tiêu dùng yêu cầu và những gì họ đã thực hiện để người bán biết khi kết thúc hợp đồng và người bán đã chấp nhận.
- Giao toàn bộ phụ kiện và hướng dẫn theo yêu cầu của hợp đồng này.
- Được cập nhật căn cứ vào hợp đồng.
Các yêu cầu khách quan về sự Tuân thủ
Căn cứ Mục 7 Chỉ thị của Liên minh Châu Âu (EU) 2019/771, hàng hóa cũng phải:
- Phù hợp với các yêu cầu mà theo đó loại hàng hóa sẽ được sử dụng bình thường.
- Phải có chất lượng và phù hợp với mô tả hàng mẫu hoặc loại mà người bán có sẵn cho người tiêu dùng trước khi kết thúc hợp đồng.
- Giao cùng bất kỳ phụ kiện hoặc hướng dẫn nào mà người tiêu dùng có thể kỳ vọng một cách hợp lý.
- Có chất lượng và đủ số lượng và các tính năng thông thường khác đối với hàng hóa cùng loại mà người tiêu dùng sẽ kỳ vọng một cách hợp lý.
Lưu ý rằng, nếu người tiêu dùng được Người bán thông báo riêng về một sự sai lệch cụ thể đối với các yêu cầu tuân thủ chủ quan và chấp nhận một cách rõ ràng và riêng rẽ sự sai lệch này thuộc giao dịch trước khi có thỏa thuận bán với bất kỳ Người bán nào thì sự sai lệch này không bị coi là thiếu tuân thủ. Ví dụ, sự ngoại lệ này có thể được tạo ra khi người bán chỉ rõ rằng: (a) hàng hóa bị hư hại hoặc gồm các chức năng không sẵn có cho người tiêu dùng, như hàng cũ hoặc các mặt hàng là bản chưa chính thức/bản thử nghiệm; hoặc (b) các chức năng hoặc một số thiết bị thông minh nhất định không kết nối được với những sản phẩm thông minh nhất định khác.
Trách nhiệm Chứng minh
Căn cứ theo Mục 11 Chỉ thị của Ủy ban Châu Âu (EU) 2019/771, và bất kỳ việc thiếu tuân thủ nào trở nên rõ ràng trong vòng một năm kể từ khi giao hàng sẽ được giả định là đã tồn tại vào thời điểm hàng hóa đã được giao. Điều này coi như là sự thật trừ khi đã được chứng minh ngược lại hoặc trừ khi giả định này không tương thích với bản chất của hàng hóa hoặc bản chất của việc thiếu tuân thủ. Các quốc gia Thành viên EU có thể giới thiệu một thời hạn hai năm kể từ khi hàng hóa đã được giao.
Trong trường hợp hàng hóa có các yếu tố kỹ thuật số thì nguồn cung là liên tục trong một thời hạn, trách nhiệm chứng minh sự tuân thủ thuộc về người bán có liên quan tới bất kỳ việc không tuân thủ nào mà trở nên rõ ràng trong:
- Hai năm kể từ khi hàng hóa được giao, khi nguồn cung nội dung hoặc dịch vụ kỹ thuật số là liên tục hoặc trong một thời hạn dưới hai năm; và
- Thời gian mà nội dung hoặc dịch vụ kỹ thuật số sẽ được cung cấp khi nguồn cung là liên tục hoặc trong một thời hạn hơn hai năm.
Biện pháp
Theo Mục 13 Chỉ thị của Liên minh Châu Âu (EU) 2019/771, các biện pháp khi thiếu tuân thủ là:
- Áp dụng sự tuân thủ vào hàng hóa.
- Giảm giá tương ứng.
- Chấm dứt hợp đồng.
Người tiêu dùng được hưởng quyền giảm tương ứng giá (khi một người đã thanh toán) hoặc chấm dứt hợp đồng khi:
- Người bán không áp dụng sự tuân thủ vào hàng hóa.
- Có sự không tương ứng hoặc không khả thi khi áp dụng sự tuân thủ vào hàng hóa.
- Người bán đã cố gắng và không áp dụng được sự tuân thủ vào hàng hóa.
- Thiếu sự tuân thủ là đủ nghiêm trọng để chứng minh việc giảm giá ngay hoặc chấm dứt hợp đồng.
- Người bán đã khai báo hoặc rõ ràng từ các trường hợp mà người bán sẽ không áp dụng sự tuân thủ vào hàng hóa trong một thời gian hợp lý hoặc không có sự bất tiện đáng kế nào đối với người tiêu dùng.
- Người tiêu dùng sẽ không được quyền chấm dứt hợp đồng nếu việc thiếu tuân thủ chỉ là nhỏ. Nếu người tiêu dùng áp dụng quyền chấm dứt hợp đồng họ phải tuyên bố với có hiệu lực với người bán.
Bảo hành Thương mại
Bảo hành Thương mại sẽ được cam kết đối với người đảm bảo theo các điều kiệu trong báo cáo bảo hành và quảng cáo kết hợp có hiệu lực vào thời gian đó hoặc trước khi kết thúc hợp đồng. Khi một nhà sản xuất cung cấp bảo hành thương mại về sự lâu bền đối với một số hàng hóa nhất định trong một thời hạn nhất định thì nhà sản xuất đó sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với người tiêu dùng trong toàn bộ thời hạn bảo hành thương mại về sự lâu bền đối với việc sửa chữa hoặc thay thế hàng hóa. Nhà sản xuất có thể cung cấp các điều kiện ưa thích hơn trong báo cáo bảo hành lâu bền.
Báo cáo bảo hành phải được cung cấp cho người tiêu dùng theo phương thức lâu bền muộn nhất khi giao hàng. Nó cần phải gồm những thông tin sau đây:
- Báo cáo rõ ràng mà người tiêu dùng có quyền theo luật quy định đối với các biện pháp của người bán cung cấp được miễn phí trong trường hợp không tuân thủ của hàng hóa và những biện pháp này không chịu tác động của bảo hành
- Tên và địa chỉ của người bảo hành
- Quy trình sẽ phải tuân theo để có được sự thực hiện bảo hành
- Chỉ định hàng hóa cho bên mà bảo hành áp dụng
- Các thời hạn bảo hành
Để biết thêm thông tin về Chỉ thị Bán hàng của Liên minh Châu Âu, vui lòng xem Chỉ thị Bán hàng của Liên minh Châu Âu 2019/771.
Bình luận
0 bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.